Với sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghệ, các nội dung video giải trí cũng như việc sử dụng Youtube làm công cụ kiếm tiền đã không còn quá mới lạ với chúng ta. Youtube là mạng lưới có sức bao phủ vô cùng mạnh mẽ và lan rộng toàn cầu. Chính vì vậy, việc xây dựng nội dung sáng tạo đa dạng và nắm bắt các quy tắc của youtube sẽ là điểm mạnh để bạn phát triển trên nền tảng này. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc kênh youtube của bạn bị mất đề xuất và tụt tương tác nghiêm trọng, có thể dẫn đến hỏng kênh, die kênh.
Vậy khi kênh xảy ra vấn đề, chúng ta cần xem xét lại những yếu tố nào và giải quyết ra sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây từ TTM Group nhé.
1. Kiểm tra về việc tối ưu hóa video
Việc video bị mất đề xuất nguyên nhân lớn nhất thường đến từ việc video không được tối ưu hóa cẩn thận, đăng video tràn lan không kiểm soát và không thiết lập kỹ càng.
– Thứ nhất, rà soát lại số lượng video bị mất đề xuất hoặc có dấu hiệu xuống view. Từ việc đặt tiêu đề video, thumbnail có đủ hấp dẫn và gây tò mò,…
– Thứ hai, xem xét các video có đảm bảo chất lượng sắc nét về hình ảnh, hài hòa về mặt âm thanh, nội dung sáng tạo mới lạ hoặc phù hợp với nhu cầu của số đông.
– Thứ ba, xem lại phần mô tả chi tiết, từ khóa để kéo view có đúng chủ đề và đi vào trọng tâm video.
2. Tương tác với người xem
Bình thường khi xây kênh và chăm sóc kênh, nhiều bạn sẽ bỏ qua phần này và nghĩ nó không quá quan trọng. Tuy nhiên việc tương tác qua lại với người xem sẽ giúp tăng độ uy tín của kênh.
Tùy vào tính chất, thể loại và hạng mục của kênh mà bạn đang xây dựng, bạn cần tạo một môi trường trao đổi thường xuyên trên các video, tạo thái độ tích cực trên kênh từ đó nâng độ phủ sóng video của bạn.
3. Sử dụng công cụ quản lý, phân tích – Youtube Analytics
Để phân tích và đưa ra những phương án tối ưu, cải thiện kênh, Youtube Analytics là công cụ của chính youtube giúp quan sát các số liệu như:
– Tỉ lệ tương tác trên thời lượng cụ thể của video, nhấp chuột, giữ chân khán giả.
– Nguồn đề xuất lưu lượng truy cập đến từ đâu (từ xu hướng, chia sẻ, nội dung kênh,…)
– Công cụ có thể theo dõi hiệu suất của kênh.
Ngoài ra còn các công cụ khác như: TubeBuddy – một công cụ để quản lý và tối ưu hóa kênh YouTube của bạn. Bạn có thể tiết kiệm thời gian thông qua các công cụ năng suất của nó, phân tích kênh của bạn cũng như các đối thủ cạnh tranh thông qua các công cụ nghiên cứu, phân tích và SEO video của nó. Từ đó, giúp bạn tìm ra vấn đề hoạt động của kênh và đưa ra phương án giúp kênh phát triển hơn.
Cuối cùng, bạn nên kiểm tra xem khả năng phát triển trở lại của kênh bằng cách lồng ghép chiến lược marketing, quảng cáo để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu thấy không hiệu quả, chúng ta bắt buộc phải sử dụng phương án tạo kênh mới và chăm sóc kĩ từ đầu. Điều này khá mất thời gian và công sức.
Chính vì vậy, để kênh không bị mất đề xuất, hỏng kênh bạn cần có nội dung hấp dẫn, nhất quán trên kênh, sáng tạo nội dung đa dạng. Quan trọng nhất là bạn phải có chiến lược và kế hoạch upload video định kỳ, chia tần suất đăng cụ thể, tối ưu hóa video một cách cẩn thận.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc và sáng tạo trên nền tảng Youtube. Chúc các bạn thành công!
————————————————————————————————————————————————
Hiện tại TTM Group vẫn đang mở cửa để đón chào những thành viên mới gia nhập đại gia đình. Các bạn hãy truy cập đường link dưới đây để ứng tuyển các vị trí và trở thành đồng nghiệp của chúng mình trong thời gian tới nha !!!
Thông tin CV gửi về email: anhpham@ttmgroup.vn
Tìm hiểu thêm về TTM Group
Website: https://ttmgroup.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ttmgroupofficial
Youtube: https://www.youtube.com/@ttmgroup.official
Tiktok: https://www.tiktok.com/@ttmgroup.vn
————————————————————————————————————————————-
Tầng 5, Toà Nhà VTC Online, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0986609993.